Giới thiệu

Hồ Thầu nơi đầu nguôn Sông Chảy

23/12/2016 00:00 196 lượt xem

Xã Hồ Thầu nằm phí nam huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện 33km, nơi đầu nguồn con Sông Chảy, nơi có ngọn núi Chiêu Lâu Thi hùng vĩ có độ cao 2347m.

 

Vị trí địa lý - kinh tế

Xã Hồ Thầu nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 30km về Phía tây. Có diện tích tự nhiên: 5.285,8 ha. Có địa giới hành chính:

+ Phía đông giáp: Xã Nam Sơn

+ Phía tây giáp: Xã Quảng Nguyên – huyện Xín Mần

+ Phía nam giáp: Nậm Khòa

+ Phía bắc giáp: Bản Luốc

Hồ Thầu là xã thuộc vùng núi trong huyện, với địa hình là đồi núi cao, đất đai phì nhiêu tao điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, triển khai các mô hình trồng rau sach, đậu tương hàng hóa, ngô hàng hóa.Với diện tích tư nhiên của xã trên 5.285,8 ha đây là thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổng số khâu 2.205 khẩu trong đó Nam 1.030 khẩu, nữ 1.175khẩu

- Lao động: 904 lao động trong độ tuổi

 Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực

Dân số. Năm 2016 dân số trung bình của tỉnh là 2.205 người. Toàn xã có 428 hộ gia đình, bình quân 5,1 nhân khẩu/hộ. Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn xã tăng thêm khoảng 50-60 người.

Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 53,3%, nam chiếm 46,7%; lao động trong độ tuổi 904 lao động.

Truyền thống văn hóa. Nhân dân xã Hồ Thầu có truyền thống cần cù, hiếu học; sáng tạo trong lao động sản xuất và có tình tương thân, tương ái, giúp nhau trong đời sống, nhất là khi thiên tai, dịch bệnh, trong xóa đói giảm nghèo. Qua các thời kỳ phát triển xã Hồ Thầu là nơi sản sinh ra những người con thành đạt đã và đang công hiến cho sự phát triển của tỉnh Hà Giang nói chung Hồ Thầu nói riêng.

Hồ Thầu được chia thành 8 thôn, cộng đồng các dân tộc sinh sống trong xã gồm 6 dân tộc chính: Dao: 334 hộ; Nùng 30 hộ; Mông 27 hộ; Mường 01 hộ; Tày 14 hộ; Kinh 22 hộ. Các dân tộc đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có những đóng góp to lớn cho thắng lợi của dân tộc và ngày nay đang chung sức đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương.

Đặc điểm tự nhiên

Địa hình. Có ngọn núi cao trên 2000m (Chiêu Lâu Thi)  nhiều đồi núi nhỏ có độ dốc lớn nhiều khe suối sâu chia cắt, là đầu nguồn của Sông Chảy. Là xã có địa hình cao chia cắt phức tạp, thổ nhưỡng chủ yếu là đất pha cát, đất mùn.

Khí hậu :Nhiệt độ: Giao động từ 23,50C-27,50C. Độ ẩm trung bình trên 75%

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình chỉ  31,96 mm.

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 8 năm sau, tháng 7,8 có lượng mưa nhiều nhất.

- Tổng số giờ năng trong năm khoảng 1800 giờ/ năm

 Đất đai:  Tổng diện tích tự nhiên: 5.285,8ha; Trong đó: Đất nông nghệp 5.035,74ha; Đất phi nông nghiệp 84,4 ha; Đất chưa sử dụng 165,67 ha. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 521 ha (diện tích đất trồng lúa 1 vụ la: 144 ha, trồng hoa màu,);

+ Đất lâm nghiệp 3.156,6ha.

+ Đất chưa sử dung: 165,7ha.

 Nước: Là đầu nguồn của con Sông Chảy nên có các khe suối nhỏ đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

 Rừng: - Rừng phòng hộ 3.156,6ha; Rừng sản xuất 1.134,6ha

Đánh giá các tiềm năng của xã.

Thuận lợi chính.

- Vị trí địa lý của xã nằm cách trung tâm huyện 30km. Qua địa bàn xã có tuyến đường nhựa đi Nam Sơn, Nậm Dịch  rất thuận tiện cho giao thương buôn bán với các địa phương lân cận.

- Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã đã được quan tâm đến tận thôn bản. Hệ thống các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và phục vụ sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

- Đất đai rộng lớn, dân cư thưa mật độ dân số 32 người /km2 thuận lợi cho phát triển theo hướng mô hình trang trại, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu thực phẩm theo hướng hàng hóa tập trung.

- Các công trình xây dựng hiện tại như: UBND xã, Bưu điện, Trường hoc, Trạm y tế, ... được đầu tư xây dựng cơ bản đã đóng góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân.

Khó khăn chính.

- Quy mô sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi ít được thay đổi dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

- Các dịch bệnh trong chăn nuôi và trồng trọt thường xuyên xảy ra.

- Trong những năm qua  do điều kiện kinh tế khó khăn nên việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội còn hạn chế. Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ, hiệu quả phục vụ chưa cao.

- Địa hình xã có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt không dồi dào. Các nguy cơ về thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở núi, ...) rất lớn đối với một số vùng dân cư ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp.

 

 

 


Tin khác